Trang Thời Sự




Từ cưỡng chế đất đai
đến
cưỡng bách giao thông

Tác giả: Kiều Trọng Tấn
Thể loại: Thời sự

       Gần đây, luật pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đã áp dụng một cách “vô pháp luật” bằng hình thức áp đặt luật rừng cho người dân trong nước.
     Như chúng ta đã biết từ xưa nay, hiến pháp của nước CHXHCNVN chỉ là một hình thức để hợp thức hóa chiêu bài khuông khổ dân chủ trong vai trò lảnh đạo đất nước mà cho đến bây giờ giới lảnh đạo CSVN vẫn còn bám víu quyền lực theo chủ nghĩa cộng sản lổi thời!. Thực tế, luật pháp nhà nước CSVN bị chi phối tuyệt đối đến quyền lực của Đảng! Bởi vì quốc hội là nơi tập hợp những đại biểu từ các đơn vị trên toàn quốc, mà họ phải qua sự để cử hay chọn lựa của Đảng bộ địa phương trước khi ra tranh cử vào quốc hội. Vì vậy, một người đại biểu quốc hội trên danh nghĩa do dân bầu, nhưng thực chất lá phiếu của người dân chỉ là hình thức trang điểm cho chế độ CSVN có nền dân chủ để làm hành trang trên trường bang giao quốc tế!
    Trước khi xác định vai trò hành pháp của chính quyền CSVN, tôi xin nêu lên hai vấn đề nổi cộm mà gần đây dư luận người dân trong nước xôn xao nhất: Cưỡng Chế đất đai ở Tiên Lãng và gần đây nhất là Cưỡng Bách giao thông ở đường cao tốc Sài Gòn-Trung Lương.

I./ Cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng:
      Nạn nhân của vụ cưỡng chế nầy là gia đình ông Kỹ sư Đoàn Văn Vươn. Căn cứ vào những diễn biến cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng, đã rò ràng có những sai phạm về luật đất đai của nước CHXHCNVN do Quốc Hội bù nhìn soạn thảo và ban hành phục vụ có lợi ích cho Đảng.
     Nhìn qua tiến trình vụ cưỡng chế, chính quyền địa phương huyện Tiên Lãng lấy quyền hạng của lãnh đạo địa phương để bắt buộc ông Vươn giao đất lại cho nhà nước mà không đền bù xứng đáng. Hành động của UBND huyện Tiên Lãng giống như một cường hào ác bá thời phong kiến cướp đất đai của những tá điền thấp cổ bé họng!
     Từ sự cưỡng chế vô pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng, đã buộc gia đình ông Đoàn Văn Vươn phải tự vệ để bảo vệ tài sản của mình đã dầy công xây dựng trong gần 20 năm đỗ mồ hôi và dãi dầu sương gió!
     Cái sai lớn nhất của UB huyện Tiên Lãng là đã cho người dùng xe ủi giật sập nhà của ông Vươn! Hành động nầy hoàn toàn đi ngược lại những điều khoản luật pháp nhà nước CHXHCNVN đưa ra: “.....nhà nước CHXHCNVN có trách nhiệm bảo vệ tài sản của công dân....”.
       Cái sai thứ hai nữa là nhà nước XHCNVN đã đem quân đội, công an và những chó săn đến bao vây nhà của ông Vươn , dưới sự chỉ huy trực tiếp của vị đại tá giám đốc CA thành phố Hải Phòng. Hành động nầy hiện rỏ tính chất của chế độ CSVN: Ác với dân, hèn với giặc! Tại sao khi Trung Cộng chiếm đất, hành hung ngư dân, chiếm biển đảo của VN,... mà giới lãnh đạo CSVN không đem quân đội hay CA ra để đối phó, chống lại bọn xâm lược Bắc Kinh.? Ở điểm nầy đã cho chúng ta thấy đây là thái độ hèn nhát nhất của một chế độ cai trị trong lịch sử Việt Nam .????
       Sự sai phạm thi hành luật pháp của UBND huyện Tiên Lãng đã được chính thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng khẳng định. Nhưng thực chất lời nói của thủ tướng chỉ là hình thức xoa dịu sự phẩn nộ của người dân để tránh hậu quả tạo điểm nóng chống đối chính quyền từ đây. Nếu sự can thiệp của ông Dũng có tính cách giải quyết sai lầm của chính quyền huyện Tiên Lãng hay của UBND thành phố Hải Phòng, thì việc đầu tiên là phải cho tại ngoại hầu tra ông Vươn và những người liên hệ trong vụ cưỡng chế. Sau đó tiến hành lập phiên tòa xét xử vụ án, nếu ông Vươn có tội thì dựa theo bản án mà thi hành bỏ tù ông Vươn, làm được việc nầy mới xác định tính vô tư và công bằng của luật pháp nhà nước CHXHCNVN... Đằng nầy, ông Dũng chỉ đưa tay đánh khẻ và cách chức vài con vật tế thần, để xoa dịu bớt lòng phẩn nộ của người dân và tiếp tục chính sách cướp đất mà nhà nước CHXHCNVN vốn có chủ trương ngoài pháp luật!!!!!!
      Từ những phương cách giải quyết vụ án cưỡng chiếm đất của gia đình kỹ sư Đoàn Văn Vươn, đã cho chúng ta thấy rỏ ràng cơ quan lập pháp (dưới danh xưng quốc hội ) của nhà nước chỉ là hình thức để soạn thảo điều lệ có giá trị hành chánh, còn cơ quan hành pháp ( Ủy ban nhân dân, tòa án, viện kiểm soát....) tất cả đều do Đảng chỉ đạo và thi hành. Vì vậy, vụ cưỡng chiếm đất ở Tiên Lãng không phải là lần đầu tiên xảy ra ở nước CHXHCNVN.
     Tóm lại, sự kiện thu hồi đất đai của nhà nước CSVN đối với gia đình ông Đoàn văn Vươn hoàn toàn sai trái, hiện rỏ tính cường hào ác bá trong thời đại mới!
II./ Cưỡng Bách giao thông đường cao tốc Sài Gòn-Trung Lương.
     Trước khi đi vào chi tiết, tôi xin sơ lược về sự kiện đường cao tốc theo báo chí trong nước loan tin như sau:
      Sáng 23-2, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (Cuu Long CIPM) đã công bố kế hoạch thu phí đường cao tốc Saigon  – Trung Lương bắt đầu từ 8 giờ ngày 25-2 theo phương thức thu phí kín lần đầu tiên được áp dụng trong hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam. Tài xế tự lấy thẻ vào đường cao tốc
    Trên đường cao tốc Saigon  – Trung Lương có 4 trạm thu phí, gồm 2 trạm chính Chợ Đệm (đầu tuyến) và Thân Cửu Nghĩa (cuối tuyến), 2 trạm phụ Bến Lức và Tân An, tổng cộng có 17 cửa ra và 13 cửa vào.
Ông Dương Tuấn Minh, Tổng Giám đốc Cuu Long CIPM, cho biết việc thu phí được tính theo số km phương tiện chạy trên đường cao tốc.
    Quy trình thu phí diễn ra như sau: Lái xe sẽ dừng tại máy phát thẻ ở làn vào và bấm máy để lấy thẻ. Trên thẻ sẽ lưu 3 thông tin, gồm biển số xe, địa điểm làn vào đường cao tốc và thời gian nhận thẻ. Sau khi tài xế lấy thẻ xong, hệ thống sẽ tự động nâng barie lên cho xe chạy qua.
Đến cửa ra, tài xế đưa thẻ cho nhân viên ngồi tại ca bin. Nhân viên này sẽ cho đọc thẻ và in vé, trong vé có ghi giá tiền và lộ trình đã đi của phương tiện. Ông Minh cho biết các thông số về độ dài tuyến đường, mệnh giá đã được tích hợp sẵn trong thẻ từ. Theo tính toán của Cuu Long CIPM, tổng thời gian lấy thẻ vào đường cao tốc từ 3 - 5 giây. Tổng thời gian trả thẻ và nhận vé ra trung bình khoảng 10 - 15 giây, thời gian này dài hay ngắn còn tùy thuộc vào việc trả thẻ và đưa nhận tiền giữa tài xế và nhân viên nhanh hay chậm.
    Vì vậy, theo ông Minh, nguy cơ ùn tắc giao thông tại cửa ra cao hơn ở cửa vào. Lường trước nguy cơ này, ông Minh cho biết đã có kế hoạch tăng cường nhân viên ở cửa ra và điều hành xe sang các cửa khác, đồng thời kết hợp với lực lượng CSGT địa phương để giải quyết ùn tắc giao thông.
     Trong trường hợp xảy ra ùn tắc nghiêm trọng, lãnh đạo Cuu Long CIPM sẽ quyết định có xả trạm hay không. Số liệu đếm xe cho thấy có khoảng 32.000 – 35.000 xe/ngày đêm lưu thông trên tuyến đường cao tốc này.“Né” trạm tốn thêm tiền
     Với mức thu phí khá cao trên đường cao tốc TPHCM – Trung Lương (thấp nhất là 1.000 đồng/km, cao nhất là 8.000 đồng/km), ông Minh thừa nhận sẽ có tình trạng xe “né” đường cao tốc bằng cách đi vào Quốc lộ 1A.
“Xe tải nặng sẽ là đối tượng đầu tiên sử dụng Quốc lộ 1A để né trạm. Với tỉ lệ khoảng 20% xe tải nặng né trạm và lượng xe đang lưu thông trên Quốc lộ 1A, chắc chắn tuyến đường này sẽ bị ùn tắc nghiêm trọng. Vì vậy, chúng tôi đã xúc tiến xây dựng trạm thu phí trên Quốc lộ 1A tại vị trí Km 1953 + 200. Mục đích của việc xây dựng trạm thu phí trên Quốc lộ 1A là điều hòa giao thông giữa Quốc lộ 1A và đường cao tốc chứ không phải tận thu” - ông Minh nhấn mạnh. Còn theo ông Nguyễn Văn Phòng, Phó Tổng Giám đốc Cuu Long CIPM, việc xây trạm thu phí trên Quốc lộ 1A tốn khoảng 60 tỉ đồng và hoàn thành sau 5 – 6 tháng kể từ khi UBND tỉnh Long An bàn giao mặt bằng.
     Ông Minh cũng phân tích: “Nếu đi theo Quốc lộ 1A, tài xế phải mất khoảng 60 phút để đi hết quãng đường dài 51 km mới đến Trung Lương (tỉnh Tiền Giang). Trong khi đó, họ chỉ mất 30 phút cho quãng đường 40 km nếu đi bằng đường cao tốc TPHCM – Trung Lương. Theo tính toán của chúng tôi, chỉ riêng tiền chênh lệch nhiên liệu cho 11 km đã “ngốn” hết 27.000 – 30.000 đồng. Tôi tin rằng tài xế sẽ có sự so sánh và chọn lựa lộ trình phù hợp và an toàn”.
     Sau đây là bản xếp loại cước phí phương tiện tính trên đơn vị Km:
 1./ Xe dưới 12 ghế ngồi, xe có trọng tải dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải công cộng  1.000 đồng
 2./ Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi, xe có trọng tải từ 2 tấn đến dưới 4 tấn  1.500 đồng
 3./ Xe từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải có trọng tải từ 4 tấn đến dưới 10 tấn 2.200 đồng
 4./ Xe có trọng tải từ 10 tấn đến 18 tấn và xe chở hàng bằng container 20 feet  4.000 đồng
 5./Xe có trọng tải 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feet 8.000 đồng
      Về ngân khoản đầu tư, đường cao tốc TPHCM – Trung Lương có tổng mức đầu tư 9.800 tỉ đồng, được đưa vào sử dụng từ ngày 3-2-2010. Hơn 2 năm qua, tuyến đường này nhiều lần bị hư hỏng và xuống cấp, nay lại thu phí giao thông khiến dư luận bức xúc.
    Ông Minh cho biết hiện nay, nhà thầu đã sửa chữa được 70% tuyến đường, đồng thời thảm lại bê tông nhựa nóng để bảo đảm giao thông trên tuyến, đến đầu tháng 4-2012 sẽ hoàn thành việc sửa chữa...

      Dựa vào những bài viết của báo chí trong nước, biết rằng nội dung bài viết của những tờ báo trong nước luôn đi theo lề phải, dấu diếm bớt phần nào sự thật, nhưng căn cứ vào bài viết trên đây tôi xin nêu lên hai sự kiện trọng yếu trong công trình đường cao tốc Saigon-Trung lương: Giá cước và luật lệ thu phí, chất lượng công trình.
1./  Giá cước và luật lệ  thu phí:
     Câu hỏi được đặt ra đối với người dân trong nước là : Tại sao nhà nước phải thu lệ phí lưu thông như qua cầu, qua phà, đường cao tốc. ???
    Câu hỏi rất đúng! Vì theo nhận thức thực tế của người dân, công trình đường cao tốc Sàogòn-Trung Lương do ngân sách nhà nưóc chi xuất, chính phủ đã thu thuế lưu hành của xe cộ lưu thông thì số tiền đó phải chi dùng vào việc mở đường, sửa chửa và nâng cấp hệ thống giao thông cho người dân thuận tiện di chuyển trên đường bộ. Riêng với số tiền 9.800 tỉ đồng của chi phí xây dựng đường cao tốc Saigon-Trung Lương không phải là số tiền lớn so với số tiền thu được hàng năm từ thuế lưu hành. Như vậy tại sao nhà nước phải thu thêm tiền  phí đường cao tốc.??
    Câu trả lời cũng rất đúng!: Chủ trương của nhà nước là vay nguồn vốn hay xin viện trợ từ nước ngoài để phát triển hạ tầng giao thông ( như cầu Mỹ Thuận do Úc Viện trợ theo tiêu chuẩn không hoàn trả ). Với số nợ nước ngoài của nhà nước CHXHCNVN, sẽ được trả từ nguồn tiền thu thuế của dân, tiền bán tài nguyên quốc gia ( dầu hỏa, than đá...).
     Nhưng nhà nước CHXHCNVN đang mắc căn bệnh trầm kha, đó là vấn nạn của bọn quan lại tham nhủng, đục khoét công quỹ tạo thành mắt xich từ trung ương cho đến địa phương! Thành thử ra số thu của nhà nước bị thất thoát vào tuí riêng của họ, còn một số ít thu về cho ngân sách nên không đủ để trả nợ hằng năm nguồn vốn vay từ ngoại quốc.
    Trở lại đường cao tốc Saigon-Trung Lương, mức thu lệ phí nhà nước đưa ra quá cao so với các tuyến đường có thu phí khác từ Bắc chí Nam. Giá thu phí được một người tài xế xe tải chở hàng hóa từ Cần Thơ lên Sài Gòn cho biết như sau:
- Trung bình một chuyến hợp đồng chở hàng lên Sài Gòn của loại xe tải 18 tấn, sau khi trừ chi phí xăng dầu và tiền tài xế,tiền bến bãi,  chủ xe còn lời được khoản tiền 1 triệu đồng. Nếu xe chạy trên đường cao tốc thì nhanh hơn chừng 20 phút và tiết kiệm được khoản 30.000 đồng tiền nhiên liệu. Nhưng nhà nước mở trạm thu phí hai lượt đi và về là 640.000 đồng thì chủ xe chỉ còn lời 390.000 đồng!  Từ sự chênh lệch thu nhập của doanh nghiệp vận tải, chủ xe phải cho tài xế lái xe theo quốc lộ 1A để bảo toàn lợi tức thu nhập của doanh nghiệp. Chỉ sau một ngày áp dụng thu phí đường cao tốc, nhà nước thu vào hằng tỷ đồng, một số tiền thu nhập rất cao và ước tính chẳng bao lâu thì bọn cai thầu đường cao tốc Sài Gòn-Trung Lương sẽ lấy lại số tiền vốn đầu tư lẫn tiền lời.
   Vì lẽ các doanh nghiệp vận tải hàng hóa trả cước phí quá cao khi lưu thông trên đường cao tốc Sài Gòn-Trung Lương nên các chủ xe tuyến đường Miền Tây-Sài Gòn, ri tai nhau cho tài xế chạy xe vòng qua quốc lộ 1A, dù tốn thêm thời gian và nhiên liệu, nhưng chiết tính ra chủ xe vẫn còn lời hơn xe chạy trên đường cao tốc!
    Nếu như ở các quốc  gia tự do dân chủ thì sự chọn lựa lưu thông trên quốc lộ 1A hay trên đường cao tốc của các chủ xe tải là hợp lý hợp tình. Nhưng ở Việt Nam, sau một ngày giảm thu của các trạm trên đường cao tốc, ông Dương Tuấn Minh tổng giám đốc công ty Cuu Long CIPM chỉ thị thành lập những chốt trạm trên quốc lộ 1A và thu phí giống như xe chạy trên đường cao tốc!
     Như vậy, hành động thu phí của CIPM trên quốc lộ 1A là sai pháp luật, vì xe không lưu thông qua đường cao tốc mà cũng phải đóng cước phí.!!! Nhưng bộ giao thông vận tải, ngành trực tiếp điều hành giao thông, cho đến nay vẫn chưa lên tiếng can thiệp việc làm sai trái của chủ đầu tư CIPM. Phải chăng nhà nước CHXHCNVN đã đồng tình với CIPM để cưỡng bách các doanh nghiệp xe tải phải lưu thông trên đường cao tốc.??
2./ Chất lượng công trình:
     Chỉ mới thử nghiệm cho xe cộ lưu thông chưa được hai năm, nhưng đường cao tốc Sài Gòn-Trung Lương bắt đầu xuống cấp trầm trọng, nhất là những đoạn đường theo dạng cầu cạn. Điều nầy cho thấy rỏ chủ đầu tư có vấn đề “rút ruột công trình”.? Với số tiền 9.800 tỉ đồng, tương đương gần 500 triệuUSD dollars theo hối suất hiện hành, chi cho đoạn đường dài chỉ có 40 Km, thì  ngân khoản nầy tương đối cao so với thực tế xây dựng. Tôi lấy bằng chứng so sánh với xa lộ tốc hành Northern express highway ở Nam Úc, kinh phí có 500 triệu cho một xa lộ dài 25 Km, tính luôn cả tiền bồi thường giải tỏa mặt bằng.Từ công trình NEH của Nam Úc, so sánh với đường cao tốc Sài Gòn-Trung Lương, lộ hẳn ra vấn đề tham nhủng và rút ruột công trình rỏ rệt! Tham nhủng từ khâu đấu thầu công trình đến khâu thi công, từ khâu giải tỏa mặt bằng đến khâu bán chui vật liệu xây dựng của các toán thi công, hẳn nhiên CIPM phải chi ra bao nhiêu tiền mới được trúng thầu.??

III./ Ai là nạn nhân:
         Câu trả lời chính xác là những người chịu thiệt thòi nhất trong xã hội của nước CHXHCNVN, là tầng lớp thần dân thấp cổ bé họng! Đoàn Văn Vươn và muôn ngàn người dân khác đồng cảnh ngộ chỉ biết cắn răng chịu đựng những bất công mà bọn cầm quyền CSVN áp chế, phải chịu tù oan và mất trắng tay tài sản!!! Luật thu phí đường cao tốc Sài Gòn-Trung Lương, rốt cuộc thì người dân cũng phải gánh chịu giá vé gia tăng từ chủ xe, cước phí vận chuyển hàng hóa tăng, vật giá phải tăng theo...

         Tóm lại, chỉ một con đường duy nhất để nhân dân Việt Nam thoát khỏi bất công và đàn áp là noi gương các nước Bắc Phi, lật đỗ chế độ độc tài Đảng Trị do bọn mafia ngụy danh chuyên chính vô sản lãnh đạo nước CHXHCNVN.

Kiều Trọng Tấn